Những sai lầm khiến bạn thất bạn khi đầu tư cổ phiếu
Hiện nay, việc đầu tư cổ phiếu đang là kênh thu hút nhà đầu tư bởi tính phổ biến và dễ dàng tham gia của nó. Tuy nhiên, với thị trường đầu tư rộng như đầu tư cổ phiếu thì lựa chọn cổ phiếu cũng có những rủi ro nhất định. Hãy điểm qua những sai lầm thường thấy trong đầu tư chứng khoán bạn nhé!
Không nghiên cứu thị trường khi đầu tư
Sau đại dịch Covid-19, số lượng người gia nhập chơi chứng khoán tăng chóng mặt. Có rất nhiều người nhảy vào thị trường khi chưa nghiên cứu cách thức vận hành của kênh đầu tư này, sau đó bỏ tiền một cách mù quáng, dẫn đến tình trạng thua lỗ kéo dài.
Khi nhận được những khoản lãi đầu tiên, nhiều người tưởng rằng những phán đoán của mình đã đúng, tiếp tục “ôm” suy nghĩ sai lầm đó đem tiền đi đổ sông đổ bể, mơ mộng về một cái kết đẹp với những món hời khổng lồ. Tuy nhiên, không ai may mắn mãi, chỉ thấy cái giá phải trả là rất đắt, tài chính dần tụt dốc không phanh. Nên nhớ rằng, thị trường chứng khoán cũng giống một cái “nồi không đáy”, nếu không nghiên cứu, tìm tòi kỹ lưỡng, dù bạn đổ bao nhiêu tiền vào thì cũng hết.
Xem thêm: Đầu tư cổ phiếu là gì? Kinh nghiệm đầu tư cổ phiếu cho người mới
Không tìm hiểu trước kiến thức đầu tư từ các chuyên gia
Nếu thị trường chứng khoán là một bài toán cần giải, thì các chuyên gia tài chính chính là thầy, cô giáo, người sẽ hướng dẫn chúng ta tìm ra các phương pháp giải khác nhau. Tham gia vào bất cứ một lĩnh vực nào đó, nếu có một người bạn tốt, một người thầy giỏi đồng hành và dẫn dắt thì tỷ lệ thành công của bạn sẽ cao hơn.
Những chuyên gia ở đây là những người có tiếng trong nghề, kinh nghiệm dày dặn cũng như khả năng phán đoán nhanh nhạy đối với cổ phiếu tiềm năng và thời điểm nên mua nên bán. Họ là người từng trải, chắc chắn sẽ đúc rút được kinh nghiệm từ những thất bại của họ trong nhiều năm đầu tư. Vậy nên, nghe lời khuyên từ họ là một hình thức học hỏi thêm kiến thức và soi xét lại các quyết định của mình.
Không có kế hoạch cắt lỗ, trung bình giá
Một sai lầm nghiêm trọng dễ dẫn đến phá sản đó là không chịu cắt lỗ khi đã vượt ngưỡng an toàn, hay không chuẩn bị sẵn kế hoạch cắt lỗ, đặt rõ mức cắt lỗ. Giá cổ phiếu có thể lên cao kịch trần cũng có thể tuột dốc chạm đáy rất khó để đoán định. Vì vậy, việc cần làm là nên đặt ra một mức cắt lỗ cụ thể, đừng ôm hy vọng vào việc “ôm cây đợi thỏ”, chờ cổ phiếu tăng trở lại, tư duy này khiến bạn thụ động vào mọi quyết định và dễ rơi vào bẫy tài chính của nhiều “cá mập” trên thị trường.
Hãy ưu tiên việc bảo toàn nguồn vốn khi có sự cố xảy ra, phải thật tỉnh táo đánh giá cổ phiếu một cách khách quan, tốt nhất là vẫn nên xây dựng kế hoạch chốt lời và cắt lỗ của riêng mình. Khi không còn lựa chọn nào khác thì phải bán cổ phiếu đi ngay, chờ những cơ hội phục thù lần sau, đừng cố chấp bám víu lấy một con mồi.
Đầu tư chứng khoán theo linh cảm, không có kế hoạch
Con người chúng ta nếu gạt bỏ đi được những linh cảm, cảm tính thì chắc chắn sẽ tỉnh táo trong đầu tư và kinh doanh các lĩnh vực. Nhưng rất ít người có thể làm được điều này.
Ta lấy ví dụ trên giao diện ứng dụng chứng khoán, luôn có những bảng biểu thống kê, các báo cáo cập nhật xoay quanh doanh nghiệp và cổ phiếu của nó nhưng nhiều người lại không tham khảo, họ lựa chọn nghe theo “bản năng” mách bảo, nghe theo bạn bè, nghe theo hội nhóm, nghe theo mạng xã hội, các thông tin báo lá cải vô căn cứ. Họ không hề có những kế hoạch dự phòng cho bản thân nếu có rủi ro xảy ra, thế nên, thất bại là điều dễ hiểu, chỉ có điều nó đến sớm hay muộn mà thôi.
Nên nhớ rằng, sự phân tích chuyên sâu, các yếu tố logic mới là phần quan trọng để quyết định thắng thua khi chơi chứng khoán. Cảm tính đôi khi đúng nhưng chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Cần tỉnh táo và sáng suốt, nhìn nhận vào các con số, số liệu thực tế chứ không phải dăm ba câu nói của một ai đó dù họ có sức ảnh hưởng.
Trên đây là những sai lầm thường gặp nhất trong đầu tư cổ phiếu. Để đầu tư cổ phiếu một cách an toàn và lợi nhuận ổn định thì bạn cần phải tìm hiểu thị trường một cách đúng đắn và rõ nét. Mong rằng những thông tin mà chúng tôi mang đến sẽ hữu ích với bạn. Chúc bạn thành công!
Xem nguồn: 11 + sai lầm cần tránh nếu không muốn phá sản vì chơi chứng khoán