Lợi nhuận ngân hàng tăng mạnh, liệu có lâu dài?
Năm 2023 là một năm đầy biến động của thị trường tài chính cũng như ngân hàng. Lãi suất huy động vốn tăng cao đỉnh điểm do mức tăng lãi suất của FED cũng như những hệ luỵ mà lạm phát gây ra. Tuy nhiên, lợi nhuận của các ngân hàng vẫn ở mức ổn định, nhiều ngân hàng ghi nhận lợi nhuận tăng cao và có sự phân hoá mạnh. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé!
1/ Các ngân hàng có lợi nhuận cao nhất nửa năm 2023
Vietcombank vẫn là quán quân toàn ngành, với lợi nhuận trước thuế 6 tháng đạt 20.500 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ.
Mức lãi của Vietcombank cũng bỏ xa những ngân hàng còn lại, chẳng hạn gấp 1,5 lần so với ngân hàng đứng thứ 2 là BIDV. Với mức lãi trước thuế hơn 13.800 tỷ đồng, tăng 26% so với cùng kỳ, BIDV có bước nhảy ngoạn mục, từ vị trí thứ 6 cùng kỳ năm ngoái vươn lên vị trí á quân trong nửa đầu năm nay. Đây cũng là mức lãi cao nhất lịch sử mà BIDV đạt được trong 6 tháng đầu năm.
Đứng thứ 3 là MB với lợi nhuận trước thuế hợp nhất nửa đầu năm đạt hơn 12.700 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ. MB cũng gây ấn tượng mạnh về tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn, đạt 37%, cao nhất hệ thống. VietinBank đứng thứ 4 với khoảng cách suýt soát với MB, lợi nhuận trước thuế đạt hơn 12.500 tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ. Cả 4 ngân hàng top đầu đều ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng dương trong quý 2 và luỹ kế 6 tháng.
Techcombank là ngân hàng có lợi nhuận cao thứ 5, đạt hơn 11.200 tỷ đồng trong 6 tháng, giảm 20% so với cùng kỳ. Mặc dù tăng trưởng âm nhưng kết quả này vẫn đang theo đúng dự kiến của ngân hàng, đạt 51% kế hoạch cả năm.
Vị trí thứ 6 trong bảng xếp hạng là ACB với lợi nhuận trước thuế 6 tháng đạt gần 10.000 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ.
Vị trí thứ 7 – 8 – 9 lần lượt là SHB (6.073 tỷ), VIB (5.642 tỷ) và HDBank (5.484 tỷ). Cả 3 ngân hàng đều ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng dương. VPBank là ngân hàng ghi nhận lợi nhuận giảm mạnh nhất trong Top 10. Ngân hàng mẹ VPBank có lãi trước thuế gần 7.900 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm, tuy nhiên việc công ty con FE Credit thua lỗ đã kéo lợi nhuận hợp nhất nhà băng này xuống còn hơn 5.100 tỷ đồng, giảm tới 66% so với cùng kỳ.
Tham khảo: So sánh lãi suất ngân hàng mới nhất
2/ Cổ phiếu ngân hàng tăng mạnh
Về động thái khối ngoại, nhà đầu tư nước ngoài có hành động trái chiều khi bán ròng khá nhiều mã như VPB, VCB, OCB, SSB, TPB,…nhưng mặt khác mua ròng các mã MSB, SHB, STB, CTG,…
Trong đó theo phương thức khớp lệnh, SHB được mua ròng nhiều nhất với gần 1.2 triệu đơn vị, giá trị gần 12 tỷ đồng. Đáng chú ý, đây là phiên mua ròng thứ 17 liên tiếp của khối ngoại đối với SHB, trái với động thái thận trọng, liên tục bán ròng nhiều cổ phiếu ngân hàng. Trong vòng 17 phiên qua, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng hơn 10,6 triệu cổ phiếu SHB, tương đương giá trị hơn 144 tỷ đồng. Theo đó, khối ngoại đã nâng sở hữu tại SHB lên gần 205 triệu cổ phiếu, chiếm gần 6,7% số cổ phiếu đang lưu hành.
Ngành ngân hàng dẫn lấy lại được phong độ của mình và có tiềm năng phục hồi mạnh mẽ ở nửa cuối năm 2023. Để biết thêm nhiều thông tin thú vị, bạn hãy truy cập vào nhé!
Tìm hiểu thêm: TOP 5 cổ phiếu ngân hàng đáng đầu tư nhất 2023