Bước đột phá mới: Sạc trong không khí ở khoảng cách gần 30 mét
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Sejong, Hàn Quốc đã sử dụng thành công ánh sáng laser hồng ngoại để truyền năng lượng với công suất xấp xỉ 400mW ở khoảng cách xa tới 30 mét.
Về mặt kỹ thuật, phương pháp này được gọi là sạc laser phân tán. So với các phương pháp truyền dẫn không dây trước đây, nghiên cứu mới được nhấn mạnh bởi khả năng an toàn và khoảng cách xa.
Trong thiết lập thử nghiệm, một máy phát khuếch đại được xử lý đặc biệt gọi là erbium được đặt cách bộ thu 30 mét, có gắn một cảm biến để chuyển đổi tín hiệu ánh sáng thành năng lượng điện.
Công suất tạo ra chỉ đủ để sạc các cảm biến nhỏ và có thể chuyển sang các thiết bị lớn hơn như điện thoại thông minh và máy tính bảng.
Jinyong Ha, một kỹ sư điện tại Đại học Sejong, Hàn Quốc, giải thích: “Các cách tiếp cận trước đây chủ yếu yêu cầu thiết bị nhận phải được đặt trong một đế sạc đặc biệt hoặc ở trạng thái tĩnh”. “Trong khi phương pháp mới mang lại cho người dùng sự tự do hoàn toàn, miễn là máy phát và máy thu nằm trong khoảng cách cần thiết.”
Một điểm cộng của phương pháp này là năng lượng được truyền đi một cách an toàn tuyệt đối. Nhà nghiên cứu cho biết: “Với bước sóng trung tâm 1550 nanomet, tia laser nằm trong vùng an toàn nhất của quang phổ hồng ngoại và không thể gây hại cho da hoặc mắt của con người.
Bộ phát laser thậm chí sẽ chuyển sang chế độ năng lượng thấp khi không phát hiện thấy máy thu nào trong “tầm ngắm”.
Nghiên cứu được cho là có tiềm năng tạo ra sự khác biệt lớn, ngay cả trong môi trường công nghiệp sản xuất, nơi hệ thống cáp rất khó triển khai và bảo trì.