5 thông số bí mật mà các nhà sản xuất smartphone không muốn bạn biết

Rate this post

Khi các nhà sản xuất điện thoại thông minh nói về camera, họ thường chỉ nhấn mạnh đến số megapixel. Thực tế, số megapixel là rất cần thiết nhưng nó chỉ đóng góp một phần nhỏ vào chất lượng chung của camera điện thoại.

Trước khi nói về thông số kỹ thuật, bạn cần biết rằng chất lượng camera của smartphone phụ thuộc vào cả phần cứng và phần mềm.

Trong khi người tiêu dùng có xu hướng bị thu hút bởi khía cạnh phần cứng, thì phần mềm cũng quan trọng không kém. Camera trên smartphone có phần cứng tốt chưa chắc đã mang lại hình ảnh đẹp nếu phần mềm chưa được tối ưu.

1. Kích thước cảm biến

Cảm biến là một trong những thành phần quan trọng nhất của máy ảnh. Kích thước cảm biến lớn đồng nghĩa với việc nhận được nhiều ánh sáng hơn, hình ảnh đầu ra sẽ có chất lượng tốt hơn và ngược lại.

Cảm biến camera thường được đo bằng inch (hay phổ biến hơn là một phần nhỏ của inch), hiện tại chỉ có một số mẫu smartphone được trang bị cảm biến 1 inch, chẳng hạn như Sharp Aquos R6, Xiaomi 12S Ultra…

Biểu đồ so sánh kích thước cảm biến camera.

Biểu đồ so sánh kích thước cảm biến camera.

2. Kích thước pixel

Trong nhiếp ảnh, ánh sáng rất quan trọng. Kích thước của mỗi pixel càng lớn (tính bằng micromet (µm)) thì càng thu được nhiều ánh sáng, có nghĩa là chất lượng hình ảnh tốt hơn. Điều này một lần nữa củng cố tầm quan trọng của kích thước cảm biến.

3. Megapixel

Hầu hết các nhà sản xuất smartphone đều thích nhấn mạnh thông số này khi giới thiệu camera. Trong khi megapixel liên quan đến độ phân giải hình ảnh mà máy ảnh có thể tạo ra, nó không có lợi về mặt chất lượng.

Càng nhiều megapixel, độ phân giải hình ảnh càng lớn. Tuy nhiên, mọi thứ không đơn giản như vậy, nhiều megapixel hơn đồng nghĩa với kích thước pixel nhỏ hơn. Hãy tưởng tượng cảm biến hình ảnh như một bàn ăn và các đĩa trên đó là pixel. Để có thêm megapixel, bạn phải đặt nhiều đĩa nhỏ hơn trên bàn ăn.

Càng nhiều megapixel, độ phân giải hình ảnh càng lớn.  Ảnh: Tiểu MINH

Càng nhiều megapixel, độ phân giải hình ảnh càng lớn. Ảnh: Tiểu MINH

Kích thước pixel lớn sẽ thu được nhiều ánh sáng hơn, giúp tăng hiệu suất hoạt động của camera trong điều kiện ánh sáng yếu. Ngược lại, độ phân giải cao nhưng kích thước điểm ảnh nhỏ có thể tác động tiêu cực đến chất lượng hình ảnh nếu phần mềm không đủ tốt.

4. Ổn định hình ảnh quang học (OIS)

Ổn định hình ảnh quang học (OIS) giúp giải quyết vấn đề rung và nhòe khi quay video hoặc chụp ảnh. Tuy nhiên, phần cứng OIS không hề rẻ, vì vậy một số nhà sản xuất đã phát triển tính năng ổn định hình ảnh điện tử (EIS), một phần mềm cố gắng tái tạo chức năng của OIS.

Khi mua điện thoại thông minh, bạn nên tìm công nghệ OIS trên bảng thông số kỹ thuật của thiết bị.

Hầu hết các mẫu điện thoại thông minh cao cấp đều hỗ trợ tính năng ổn định hình ảnh quang học.  Ảnh: Tiểu MINH

Hầu hết các mẫu điện thoại thông minh cao cấp đều hỗ trợ tính năng ổn định hình ảnh quang học. Ảnh: Tiểu MINH

5. Zoom quang học và zoom kỹ thuật số

Thu phóng kỹ thuật số trên máy ảnh là một công nghệ phần mềm giúp các vật thể ở xa có vẻ gần hơn, tuy nhiên, hình ảnh thu được thường thiếu chi tiết và mờ.

Không giống như zoom kỹ thuật số, zoom quang học không ảnh hưởng đến chất lượng và độ phân giải của hình ảnh. Hiện tại, hầu hết các smartphone cao cấp trên thị trường đều được trang bị công nghệ zoom quang học, hãy nhớ rằng zoom quang 10x vẫn sẽ mang lại nhiều giá trị hơn so với zoom kỹ thuật số 100x.

Zoom quang học thường mang lại chất lượng hình ảnh cao hơn.  Ảnh: Tiểu MINH

Zoom quang học thường mang lại chất lượng hình ảnh cao hơn. Ảnh: Tiểu MINH

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *